John&Partners

CHIA SẺ

BLOG

Tại sao Lean Six Sigma là công cụ không thể thiếu trong sản xuất?
Bởi Nguyen Trung 19 tháng 8, 2024
Lean Six Sigma là công cụ không thể thiếu trong sản xuất hiện đại, giúp tối ưu hóa quy trình, loại bỏ lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Lean Six Sigma là gì? Phương pháp cải tiến cho doanh nghiệp.
Bởi Nguyen Trung 15 tháng 8, 2024
Khám phá Lean Six Sigma – phương pháp kết hợp giữa Lean và Six Sigma giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, loại bỏ lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
Tối Ưu Quản Trị Vận Hành Cho Doanh Nghiệp Dịch Vụ
Bởi Nguyen Trung 19 tháng 7, 2024
Tìm hiểu cách tối ưu quản trị vận hành cho doanh nghiệp dịch vụ bằng các nguyên lý Lean Six Sigma. Bài viết chia sẻ chiến lược và công cụ cải tiến hiệu quả, giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Quản Trị Vận Hành Hiệu Quả Trong Ngành Y Tế
Bởi Nguyen Trung 18 tháng 7, 2024
Khám phá cách áp dụng Lean Six Sigma để tối ưu hóa quy trình vận hành trong ngành y tế. Bài viết chia sẻ các phương pháp cải thiện hiệu suất, nâng cao trải nghiệm bệnh nhân và tối ưu hóa chi phí tại các cơ sở y tế.
Xem thêm →

NGHIÊN CỨU


Bởi JOHN & PARTNERS 2 tháng 9, 2019
Để hiểu rõ bản chất của văn hóa doanh nghiệp, Edgar H. Schein – Giáo sư danh dự về khoa học quản trị tại Đại học MIT – đã đi sâu các quan niệm về văn hóa doanh nghiệp (VHDN), theo ông có thể chia VHDN thành ba cấp độ khác nhau, chỉ tính hữu hình của giá trị doanh nghiệp. Cấp độ 1️⃣: Các giá trị hữu hình của doanh nghiệp Chỉ những điều rất dễ nhìn thấy được nhưng khó có thể lý giải. Thường thì đây là sản phẩm thuộc về doanh nghiệp, những gì chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận như văn phòng, cách ứng xử trong công ty, sự sáng tạo trong thẩm mỹ, phong thái làm việc, trang phục,… Cấp độ này được hình thành chủ yếu do tính chất công việc, có thể dễ nhìn thấy, thể hiện được quan điểm của người lãnh đạo nhưng yếu tố trong cấp độ 1 dễ thay đổi và không thể hiện rõ nét giá trị thực của doanh nghiệp. Cấp độ 2️⃣: Các niềm tin và giá trị Bao gồm các mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Hầu như doanh nghiệp nào cũng có những nguyên tắc, quy định và mục tiêu riêng để vận hành và những giá trị trong cấp độ này được công bố ra ngoài. Nhưng các giá trị trong cấp độ 2 là những giá trị trừu tượng nên rất dễ hiểu nhầm, hay thực hiện sai hướng. Vì vậy, cần giúp nhân viên hiểu rõ, thực hiện đúng giúp nâng cao năng suất lao động, làm đúng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. Cấp độ 3️⃣: Những quan niệm chung Suy nghĩ, nhận thức, những điều được mặc nhiên công nhận trong doanh nghiệp. Dù trong văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa xã hội cũng sẽ xuất hiện quan niệm chung, được mọi người công nhận, khó có thể thay đổi và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Không dễ dàng để hình thành những quan niệm chung, đã làm được việc này nghĩa là những thành viên có sự gắn kết, chia sẻ và hành động theo quan điểm chung đó.
Bởi JOHN & PARTNERS 4 tháng 6, 2019
Trong các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn nhân lực là thứ tạo dựng và định hướng phát triển của doanh nghiệp, trong khi tài chính chỉ là phương tiện để giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chất lượng đội ngũ nhân viên có vai trò cốt yếu quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên là nhân tố tạo ra năng suất và hiệu quả giúp chất lượng hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao. Chính nhân tố con người tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc khiến cho chất lượng hoạt động của cả doanh nghiệp được nâng cao. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi đưa ra chiến lược kinh doanh đều phải đặt ra các mục tiêu cụ thể để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều hình thức để xác định các chiến lược kinh doanh và chúng được đánh giá thông qua các chỉ số đo lường về mục tiêu sản xuất, tiếp thị, tài chính được điều phối và thực hiện như thế nào,…Và các mục tiêu này phần lớn đều được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp thường không để ý tới việc xem xét mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh với chiến lược nhân sự, các kế hoạch và việc thực hiện. Chúng ta đều phải nhận thấy rằng việc quản lý con người sẽ khó khăn hơn việc quản lý những máy móc. Mỗi nhân viên đều có các ưu, nhược điểm của bản thân, cách xử lý công việc cũng như năng lực làm việc cũng không giống nhau. Do đó, để hoàn thành tốt các mục tiêu của chiến lược doanh nghiệp, nhà quản lý cần đưa ra các kế hoạch đào tạo để đội ngũ nhân viên có đủ kỹ năng để thực hiện các mục tiêu. Ngoài ra, chiến lược tuyển dụng nhân sự cũng cần dựa trên chiến lược doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược khác biệt hóa thì sẽ rất cần các nhân tố mới và tài năng để tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải mở rộng nguồn nhân lực và đồng thời phải đưa ra các giải pháp để giữ các tài năng tại doanh nghiệp của mình.
Bởi JOHN & PARTNERS 5 tháng 11, 2018
hình ảnh: Internet Theo báo cáo của Grand View Research, đến năm 2020 quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi (TACN) của Việt Nam sẽ đạt mức 10,55 tỷ USD và cần tới 25 – 26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Mấy năm gần đây ngành này tăng trưởng, phát triển tốt với mức tăng 13 – 15%/năm. Theo USDA, mặc dù nhu cầu TACN của Việt Nam giảm 15% trong năm 2017 so với năm 2016, USDA nhận định nhu cầu TACN của Việt Nam sẽ tăng trở lại trong năm 2018. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông. Hiện cung TACN Việt Nam đã vượt quá cầu, tuy nhiên giá thành vẫn tiếp tục tăng; nguyên nhân chính là ngành TACN Việt Nam còn lệ thuộc mạnh mẽ vào việc nhập khẩu nguyên liệu (95% bột cá, nguyên liệu tạo mùi, 40-45% ngô) và chuyển đổi ngoại tệ đã góp phần đội chi phí sản xuất lên thêm 10-20%. Chưa nói đến đặc thù ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có tỷ lệ hao hụt nguyên liệu rất cao và dễ bị thay đổi chất lượng do dễ chịu tác động bởi thời tiết, môi trường xung quanh. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, để giảm thiểu hao hụt và ổn định chất lượng thì cần đầu tư các công nghệ tân tiến. Thật vậy, việc đầu tư công nghệ là một trong những cách hữu hiệu. Song, để tiết kiệm chi phí và tối ưu thiết bị thì doanh nghiệp có thể dựa vào phương pháp quản lý. Việc ngăn ngừa hao hụt và đảm bảo chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đòi hỏi một quá trình thiết lập các quy trình và giám sát liên tục. Áp dụng 5S trải qua các bước: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng – là một phương thức hiệu quả để cải thiện môi trường làm việc và nâng cao hiệu suất doanh nghiệp từ việc huy động nguồn nhân lực, tận dụng vật lực sẵn có; giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho dự án cải tiến. Và đặc biệt, là tác động đến nhận thức, mỗi nhân viên đều có ý thức giám sát hiệu quả hoạt động, tiến hành cân đo thường xuyên, và điều chỉnh kịp thời giúp ổn định chất lượng, nhanh chóng phát hiện ra điểm mấu chốt gây ra vấn đề. Trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành triển khai dự án cải tiến tại các nhà máy thông qua 5S; kết quả thu thập được từ một trong những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Pháp tại Việt Nam do John&Partners tư vấn trong 3 tháng đã đạt được những chỉ số cải tiến vượt bậc: OEE (Chỉ số vận hành thiết bị hiệu quả) tăng từ 65% lên 73%. Mức độ sản phẩm kém chất lượng giảm từ 3.2 xuống còn 1.5%. Thành tựu này có thể đạt được mà không cần tốn quá nhiều nguồn đầu tư về mặt công nghệ – đây cũng chính là điểm ưu việt trong việc áp dụng 5S để tiết kiệm hiệu quả và cải tiến liên tục. Để vượt qua những khó khăn do hạn hẹp về nguồn cung ứng, cách tốt nhất đó chính là loại bỏ những lãng phí không cần thiết. Với xu hướng thị trường đang dần bão hòa, nguồn cung đã vượt quá cầu, các doanh nghiệp cần tạo lợi nhuận từ việc tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả thiết bị, nguồn lực, vận hành sản xuất.

TIN TỨC

Share by: