Đánh giá hiệu quả sau đào tạo theo Mô hình của Kirkpatrick

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm gia tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của thế giới và bối cảnh kinh tế hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong những vũ khí chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy Đào tạo được coi là vấn đề cốt lõi trong doanh nghiệp. 

Tại sao cần đánh giá hiệu quả sau đào tạo?

Đánh giá hiệu quả sau đào tạo thật sự quan trọng để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả đào tạo là một hoạt động khó nhưng cần thiết cho doanh nghiệp để thống kê lại kết quả mà đào tạo mang lại cho nhân viên. Để doanh nghiệp xem xét khả năng và mức độ ứng dụng của các kiến thức đào tạo, kỹ năng vào công việc đem lại hiệu quả ra sao. Chính vì vậy sau hoạt động đào tạo doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo. Có một số điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn đánh giá hiệu quả sau đào tạo:

Tại sao cần đánh giá hiệu quả sau đào tạo?

Đầu tiên là muốn cải tiến thì phải đo lường,  không đo lường thì không thể cải tiến dù bất cứ giá nào. 


Điều quan trọng thứ hai là phải biết định lượng hóa yếu tố định tính, và định lượng được phải có kỹ thuật và chính xác. 


Yếu tố cuối cùng phải hiểu được mình đang đánh giá hiệu quả sau đào tạo chứ không phải hiệu lực, nhưng trước khi đạt được hiệu quả ta cũng phải đạt được hiệu lực, nó như hai bước liên tiếp hỗ trợ nhau trong công việc. 


Và trong phần đánh giá hiệu quả sau đào tạo này, người có nhiệm vụ theo dõi và quản lý sẽ thống kê lại kết quả làm việc. Đây là kết quả mà nhân viên thực hiện trong suốt quá trình đào tạo. Điều này đóng vai trò là thước đo thể hiện được sự chênh lệch giữa những mục tiêu đã đặt ra và kết quả thực tế đạt được. Mục tiêu của tổ chức đánh giá là giúp đẩy mạnh hiệu quả công việc, nâng cao tiến độ. Doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống bài kiểm tra hoặc trắc nghiệm để đánh giá được những kiến thức mà nhân viên học được qua các chương trình đào tạo. Nội dung các bài kiểm tra liên quan trực tiếp đến bài học, khóa học. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá thái độ học tập của nhân viên và chất lượng sau khi được đào tạo. Nội dung bài kiểm tra cần sát với nội dung khóa học, các kiến thức trọng yếu cần ghi nhớ. Doanh nghiệp cũng cần có khung yêu cầu, các tiêu chuẩn cho bài kiểm tra cụ thể để có kết quả đánh giá một cách chính xác nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá hiệu quả bằng cách so sánh một nhóm nhân viên tham gia đào tạo và một nhóm nhân viên khác. Với cách này, doanh nghiệp cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá cụ thể và có sự đánh giá chính xác nhất. Và để đánh giá hiệu quả sau đào tạo không thể không nhắc đến mô hình Kirkpatrick. 

 

Donald Kirkpatrick là một giáo sư danh dự tại Đại học Wisconsin, ông cũng là cựu chủ tịch của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD). Vào năm 1959, ông đã giới thiệu mô hình đánh giá đào tạo 4 cấp độ trên tạp chí Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ. Mô hình này của ông đã được cập nhật 2 lần vào năm 1975 và năm 1994 khi ông ra mắt tác phẩm nổi tiếng ‘đánh giá chương trình đào tạo’ của mình. 

 

Mô hình Kirkpatrick có lẽ là mô hình nổi tiếng nhất trong việc phân tích và đánh giá kết quả của những chương trình giáo dục và đào tạo. Mô hình có thể được sử dụng với bất kỳ hình thức rèn luyện nào, để đánh giá năng lực dựa trên các tiêu chí chia thành bốn cấp độ.

Vậy đánh giá hiệu quả sau đào tạo như thế nào với mô hình Kirkpatrick?

Trước khi bắt tay vào đánh giá doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu đào tạo của mình là gì và khi xác định mục tiêu đào tạo thì doanh nghiệp cần suy xét tổng quan từ nhiều khía cạnh để thấy rõ hơn mục đích của mình, các yếu tố như: Bối cảnh doanh nghiệp, kế hoạch phát triển bản thân,... hay mục tiêu đào tạo liên quan đến tổ chức / phòng ban/ cá nhân như thế nào. 

 

Bước tiếp theo là doanh nghiệp cần đánh giá chất lượng, phải đánh giá “Apple to apple” - mục tiêu ban đầu mình đặt ra là gì thì sẽ đánh giá chính xác và tránh sai lệch mục tiêu. 

 

Đến với mô hình đánh giá Kirkpatrick có 5 cấp độ, nếu doanh nghiệp chưa biết mình đang nằm ở cấp độ nào thì nên để mình ở cấp độ 0 và đặt mục tiêu cho năm sau vượt lên được cấp độ 1.

Mô hình Đánh giá hiệu quả sau đào tạo - Kirkpatrick

Cấp độ 1 - Reaction, ở cấp độ này chúng ta đánh giá qua phản ứng của người học cảm thấy như thế nào, đây là một cấp độ được áp dụng đánh giá phổ biến nhất trong các khóa học bởi lẽ nó đơn giản. 

 

Cấp độ 2 - Learning, người học đã học tập và tiếp thu được những gì. 

 

Cấp độ 3 - Cấp độ hành vi, có thể nói đây là một cấp độ mà 100% các khóa học của công ty doanh nghiệp lớn đã có thể đạt đến, nó cho ta thấy được những kiến thức ở cấp độ 2 đã được vận dụng vào công việc như thế nào? Một trong nhân tố tạo nên sự thành công của đánh giá cấp độ 3 là phải có cam kết giữa nhân viên và cam kết với lãnh đạo. 

 

Cấp độ 4 - Đo lường các kết quả hữu hình của việc đào tạo như giảm chi phí, cải thiện chất lượng, hoàn thành dự án nhanh hơn, tăng năng suất, giữ chân nhân viên, tiếp thị tốt hơn, tăng doanh số bán hàng và tinh thần cao hơn. Với cấp độ 4 sẽ cần quan tâm nhiều về KPI để có thể thấy được kết quả đào tạo mang lại cho doanh nghiệp. 

 

Theo mô hình Kirkpatrick cũ chỉ có 4 cấp độ, nhưng nhờ trên những thực tế trải nghiệm tư vấn doanh nghiệp, John&Partners đã chia sẻ thêm cấp bậc 5.

 

Cấp bậc 5 - Đo lường hiệu quả mang lại bằng tiền hay gọi là ROI (Return on Investment). Bởi lẽ khi bỏ tiền để đầu tư cho một khóa học thì doanh nghiệp nào cũng sẽ quan tâm cuối khóa học mang lại về cho ta bao nhiêu tiền. Để thực tế được việc đo lường này, chúng ta nên đặt mục tiêu rõ ràng chẳng hạn như 100% các nhân viên tham gia khóa học sẽ đạt được cấp độ 1-2-3. Khi có được sự chuẩn bị tốt từ trước và sau đánh giá, có được sự am hiểu về từng cấp bậc sẽ giúp cho các doanh nghiệp áp dụng đúng mô hình này vào sau đào tạo.

 

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đang đánh giá khóa học ở mức độ 3. Sau khóa học, doanh nghiệp quan tâm học viên có thể áp dụng kiến thức vào doanh nghiệp thế nào vào công việc, việc áp dụng mang lại hiệu quả thế nào. Tuy nhiên nhìn chung việc đào tạo chưa được áp dụng KPI, hầu hết nhân viên đi học để có thêm kiến thức.

Mô hình Kirkpatric với 5 cấp độ

Riêng tại John&Partners có một số khóa học được đánh giá ở cấp bậc số 5. Ví như khóa đào tạo Lean 6 sigma - Đai xanh hoặc Đai đen, để hoàn thành mỗi khóa học đều yêu cầu học viên phải hoàn tất 1 dự án cho chính doanh nghiệp của mình, từ đó có thể tính được hiệu quả từ dự án mang lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được bao nhiêu chi phí. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo là một trong những khâu rất quan trọng trong kế hoạch đào tạo và phát triển của doanh nghiệp, 

 

Mặc dù mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình Kirkpatrick đang phổ biến và được sử dụng rộng rãi, nhưng cũng cần phải cân nhắc một số điều trước khi áp dụng mô hình vào doanh nghiệp của mình.

  1. Nên hiểu rõ về mức độ nhận được của khóa đào tạo và xác định bất kỳ khoảng trống nào trong nội dung đào tạo.
  2. Cần phải chuẩn bị thật đầy đủ cho cả một quy trình từ bước phân tích nhu cầu cho đến đánh giá hiệu quả đào tạo.
  3. Chuẩn bị cho sự phản đối về việc hỗ trợ đánh giá sau đào tạo từ cấp quản lý do tâm lý lười quan sát đánh giá, không quan tâm đến nhân viên, không có tiêu chuẩn đánh giá, không biết cách đánh giá, v.v
  4. Có rất nhiều phương pháp và công cụ để đánh giá hiệu quả sau đào tạo vì vậy doanh nghiệp cần linh hoạt đừng quá gò bó vào một mô hình nào cả. 
AI Tự Động Hoá Cho Doanh Nghiệp: Bước Đột Phá Trong Công Nghệ 4.0
Bởi Nguyen Trung 30 Mar, 2024
Khám phá sức mạnh của AI tự động hoá cho doanh nghiệp, từ lợi ích, ứng dụng thực tế, thách thức, đến tương lai và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Share by: