Văn hoá doanh nghiệp tại các công ty lớn

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.

1. Starbucks
Starbucks là chuỗi cửa hàng cà phê của Mỹ nhưng có hơn 30.000 cửa hàng ở các địa điểm trên thế giới. Điều gì đã khiến Starbucks thành công như vậy?

Một phần của sự thành công chắc hẳn nằm ở Văn hóa doanh nghiệp đặc biệt của Starbucks bởi nó gắn liền với chiến lược kinh doanh của công ty. Không chỉ dừng lại ở việc quan tâm đến tinh thần và môi trường làm việc của nhân viên mà còn khuyến khích xây dựng mối quan hệ thân thiện, gắn kết trong đội nhóm. Hơn nữa, không chỉ xem khách hàng là thượng đế mà Starbucks còn xem nhân viên là thượng đế cần chăm sóc.
“Không ai ở Starbucks yêu cầu hay bắt buộc ai phải làm điều gì. Câu cửa miệng của họ là “Bạn có thể giúp tôi không?” hay câu nói tương tự nhằm tạo sự nhẹ nhàng và khó lòng chối từ” – một nhân viên từng làm việc tại Starbucks chia sẻ. Với môi trường làm việc thoải mái, đề cao sự tôn trọng bản thể đã tạo điều kiện cho nhân viên đạt năng suất làm việc cao hơn. Đối với nhân viên dù làm việc chính thức hay bán thời gian đều được ưu đãi như nhau và Starbucks sẽ dùng cụm từ “ đối tác” thay cho “ đồng nghiệp” với tất cả nhân viên.
Các cửa hàng hoạt động không chỉ nhờ vào chất lượng của cà phê, họ còn xây dựng một môi trường trò chuyện, tán gẫu với không gian mở và sự hiện đại. Tất cả cửa hàng của Starbucks trên thế giới đều có bầu không khí thoải mái, dễ chịu và tinh tế. Tạo thiện cảm từ cách cư xử, dịch vụ mà nhân viên cung cấp cho khách hàng. Cách mà doanh nghiệp quan tâm nhân viên, sẽ là cách mà những người nhân viên ấy quan tâm đến khách hàng. Nhờ đó Starbucks đã chứng minh được rằng, với văn hóa tuy bình thường nhưng mang lại chiến lược hiệu quả trên toàn cầu.

2. GOOGLE 

Google được biết đến là một trong những công ty lớn, đứng đầu về văn hóa doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư cho môi trường làm việc tiện nghi và thoải mái, Google còn xây dựng những văn hóa riêng cho mình. Nổi bật nhất là khen thưởng cho những đóng góp nhỏ nhất và kỷ niệm những lần thất bại. Hành động này giúp cho mỗi nhân viên đều cảm nhận sự đóng góp của mình là xứng đáng, bằng những đóng góp nhỏ thì dần dần họ sẽ tạo ra được nhiều đóng góp to lớn hơn. Kỷ niệm những lần thất bại không chỉ khiến họ không mắc lại những sai lầm cũ mà còn giúp nhân viên khác rút kinh nghiệm từ những sai lầm của họ.

Larry Page – nhà sáng lập của Google đã nói: “ Nếu chúng ta không phạm những sai lầm như vậy, chúng ta đang không chấp nhận rủi ro”, khi một nhân viên Google làm thiệt hại vài triệu đô – chính cách động viên đó sẽ giúp nhân viên không quá áp lực nhưng vẫn luôn nhớ về những sai lầm của mình.

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp chú trọng vào sự đổi mới cũng là một trong những giá trị cốt lõi mà Google đang hướng tới. Điều đó chứng tỏ rằng Google không những biết kiếm tiền mà còn biết cách làm cho nhân viên tận tâm hơn với công việc bằng những giá trị vật chất và tinh thần.

3. THACO – Trường Hải 

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) với mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành và giữ vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN nên công ty luôn thay đổi tư duy và duy trì văn hoá doanh nghiệp. Sau đây là một vài nét nổi bật trong văn hoá của Thaco:

  • “Lấy con người làm trung tâm của các hoạt động sản xuất, kinh doanh; khách hàng là người quyết định sự tồn tại; văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững”. Từ đó, mọi tổ chức và hoạt động của công ty đều xoay quanh 3 trụ cột cơ bản con người – khách hàng – văn hóa doanh nghiệp.
  • Văn hoá về sự đổi mới: Từ ban lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên luôn đổi mới để phát triển, sáng tạo liên tục nhằm xây dựng đội ngũ đầy tâm huyết, bền bỉ và có khát khao vươn xa. Với những doanh nghiệp như Thaco, muốn thành công phải đi đôi với sáng tạo để tạo ra những mẫu sản phẩm độc đáo đòi hỏi tất cả nhân viên phải nâng cao tư duy độc lập và phản biện.
  • Văn hoá luôn cởi mở, biết và muốn lắng nghe: Ban lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe những đóng góp của cá nhân. Ngoài ra, công ty còn coi trọng hành vi ứng xử của mỗi cá nhân nhằm hướng đến sự tốt đẹp trong mối quan hệ, thái độ giữa các cá nhân, từ đó tạo ra nét độc đáo và sự gắn kết cho toàn công ty.
  • “Nguyên tắc 8T” : “Tận tâm – Trung Thực – Trí Tuệ – Tự Tin – Tôn Trọng – Trung Tín – Tận Tình – Thuận Tiện”, do chính mỗi thành viên trong Ban Lãnh đạo truyền đạt tới từng nhân viên trong Gia đình Thaco, cùng nhau dùng chữ TÂM để cùng nhau khắc họa chữ TẦM.
Văn hóa Thaco được định vị rõ ràng vì đã luôn trung thành triệt để 4 yêu cầu bắt buộc để tô đậm chữ TÂM:
  •  Sản xuất và kinh doanh minh bạch, không làm tổn hại môi trường sống của cộng đồng.
  •  Cung cấp cho xã hội những sản phẩm tốt nhất trong phạm vi giá cả hợp lý.
  •  Luôn coi trọng hàng đầu chiến lược nhân sự.
  •  Tích cực thực hiện nghĩa vụ vì cộng đồng.
7 Bước Tiến Bộ Đáng Kinh Ngạc Từ Ứng Dụng AI Trong Công Nghiệp
Bởi Nguyen Trung 19 Mar, 2024
Khám phá 7 bước tiến bộ đáng kinh ngạc từ ứng dụng AI cho công nghiệp và cách chúng đang cách mạng hóa ngành công nghiệp từ tự động hóa đến quản lý thông minh.
Bởi Nguyen Trung 14 Mar, 2024
Khám phá làm thế nào ứng dụng AI cho công nghiệp đang thay đổi bộ mặt của sản xuất và quản lý công nghiệp, từ tối ưu hóa sản xuất đến bảo dưỡng dự đoán.
Bởi Nguyen Trung 10 Aug, 2023
Chiều ngày 09/08/2023 vừa qua, John&Partners liên kết cùng Vietnam Post đã tổ chức thành công workshop “Quản trị sự thay đổi” tại chính trụ sở Vietnam Post. Đây chính là diễn đàn giúp cho toàn thể khách tham dự có thể nhìn nhận đúng về sự thay đổi của thị trường, của xã hội hiện nay. Workshop cũng cơ hội giúp khách tham dự nhìn nhận đúng đắn và tìm hiểu kỹ hơn về cách quản trị sự thay đổi trong thời đại xã hội liên tục biến chuyển.
Share by: